Truy cập nội dung luôn

 9 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trọng điểm ước đạt 1.612,8 tỷ đồng, tăng 4,94% so với cùng kỳ năm trước, đạt 68,83% kế hoạch năm. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; huyện Lý Sơn đã tổ chức các hoạt động chuổi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch với nhiều hoạt động phong phú, thu hút trên 125 ngàn lượt khách du lịch đến với Lý Sơn, tăng 125% lược khách so với cùng kỳ. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác người có công, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, kiểm soát dịch bệnh được thực hiện hiệu quả. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, đô thị, môi trương được tăng cường. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông luôn ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế- xã hội của huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế; sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu và điều kiện tự nhiên nên năng suất cây trồng giảm so với cùng kỳ.

          Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và thống nhất một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay cuối năm 2023. Trong đó, chú trọng triển khai Đề án thu phí tham quan trên địa bàn huyện; tăng cường thực hiện công tác giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng để các dự án, công trình trên địa bàn huyện sớm hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời… Chỉ đạo các ngành chức năng sớm triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển huyện đảo Lý Sơn thành trung tâm du lịch – biển đảo theo Nghị quyết  26 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 28 của Tỉnh ủy. Triển khai thực hiên tốt nhiêm vụ năm học 2023 – 2024, bảo đảm chính sách an sinh xã hội và thực hiện tốt công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2024. Chủ động thực hiện nghiêm túc công tác ứng phó các tình huống thiên tai trong mùa mưa bão sắp tới./.

28/09/2023

Là huyện đảo còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm gần đây với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của nhân dân, Lý Sơn đã hoàn thành chương trình mục tiêu XD. NTM, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thành quả đó còn có khởi nguồn từ việc huyện đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nếp nghĩ, việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.

Ông Đỗ Thành Tân - PBT thường trực Huyện ủy, cho biết: Học và làm theo Bác, Đảng bộ huyện đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị, bằng việc đề ra chủ trương phù hợp và khơi dậy được sức dân. Hằng năm, đảng bộ huyện đã cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM... bằng nghị quyết để lãnh đạo, kế hoạch để triển khai thực hiện.

Theo đó, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chương trình kinh tế trọng điểm trong nông, ngư nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, quảng bá du lịch, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Chỉ tính từ năm 2020- 2022, tổng vốn huy động đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn đạt trên 550 tỷ đồng, trong đó nguồn xã hội hóa là gần 18 tỷ đồng.

Đến nay, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT trên địa bàn huyện đạt 97%; đường làng ngõ xóm phong quang, sạch đẹp; 6 nhà văn hóa khu với đầy đủ trang, thiết bị, có khu vui chơi, sân bóng chuyền. Trong nửa nhiệm kỳ 2020-2025, tỷ lệ hộ nghèo của huyện hiện còn trên 7%, giảm 2,5% so với năm 2020...

Để việc học và làm theo Bác góp phần tạo động lực hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, cấp ủy đảng các cấp huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chương trình, kế hoạch, tổ chức quán triệt và triển khai sâu rộng nội dung của Chỉ thị tới các chi đảng bộ trực thuộc. Trong quá trình thực hiện, huyện coi trọng vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; đưa các nội dung thực hiện việc làm theo vào chương trình công tác toàn khóa, hằng năm, chương trình kiểm tra giám sát của cấp ủy các cấp và nội dung sinh hoạt chi bộ hằng tháng, hằng quý. Đồng thời, lấy kết quả học tập và làm theo Bác là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại hàng năm. Kiên quyết xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cấp ủy viên không hoàn thành nhiệm vụ, gây mất đoàn kết nội bộ; chủ động phát hiện và kịp thời ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc của cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong các cấp ủy Đảng.

Huyện tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình đề án, dự án trọng điểm về KT- XH, an ninh quốc phòng, tăng cường công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa” liên thông, chuyển đổi số mạnh mẽ, xây dựng nền “hành chính phục vụ”, nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc lựa chọn những vấn đề trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết ở địa phương, đơn vị trong thời gian qua được quan tâm thực hiện. Hằng năm, huyện tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Qua đó, những ý kiến của nhân dân đều được giải trình làm rõ và giao cho các cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết. Cùng với đó, BTV Huyện ủy đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng; kinh tế du lịch phục hồi, từng bước tăng trưởng, phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực; phát triển nông, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao; dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục hồi sau đại dịch có bước phát triển đột phá cả về quy mô và số lượng, thu hút được các dự án có vốn đầu tư lớn; cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đồng bộ; diện mạo nông thôn đổi mới, văn minh chuyển biên rõ nét.

Sau nửa nhiệm kỳ 2020-2025,  phần lớn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đều đảm bảo theo lộ trình kế hoạch từng năm, trong đó có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt trước hai năm so với Nghị quyết Đại hội. Những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị thời gian qua là cơ sở vững chắc để Lý Sơn tiếp tục đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh./.

28/09/2023

Phát biểu tại Đêm hội Trăng rằm – Vui Tết Trung thu, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lê Văn Ninh, cho biết; song song với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, huyện luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng với nhiều hoạt động thiết thực, nhằm tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện về thể chất, lẫn tinh thần, trí tuệ.

Năm nào huyện đều tổ chức Tết Trung thu, đảm bảo tất cả thiếu niên, nhi đồng trên đảo đều có Tết Trung thu vui tươi, đầm ấm, đầy yêu thương. Đặc biệt là trẻ em khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị bỏ rơi.

Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em với nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực giúp các em phát triển toàn diện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Tại Đêm hội Trăng rằm – Vui Tết Trung thu, hàng trăm thiếu nhi được thưởng thức màn múa lân hết sức đặc sắc. Không chỉ đơn giản ông địa, ông lân đơn sơ như trước, Trung thu năm nay đội lân Lý Sơn được đầu tư khá bài bản không khác đội múa lân chuyên nghiệp.

Các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thưởng thức màn múa lân hoành tráng ngay trên đất đảo. Hào hứng, phấn khích, múa theo điệu lân là tâm trạng chung của hàng trăm thiếu nhi trên đảo.

Hòa mình trong Đêm hội Trăng rằm – Vui Tết Trung thu, các em thiếu nhi còn được thưởng thức cũng như trực tiếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ đắc sắc và sinh động; tham gia rước đèn ông sao; phá cỗ trung thu. Ban tổ chức chương trình cũng bố trí các gian hàng bánh kẹo, nước uống, trái cây…. phục vụ các em thiếu nhi.

Dịp này, huyện Lý Sơn đã trao tặng 250 phần quà trung thu cho trẻ em khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật và trẻ em bị bỏ rơi.

27/09/2023

Thời gian gần đây người dân trên đảo Lý Sơn đã quen dần với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến. Không cần trực tiếp đến cơ quan hành chính, với chiếc điện thoại Smarphone có kết nối Internet, người dân có thể khai báo, nộp hồ sơ trực tuyến và nhận kết quả qua bưu điện.

Anh Phạm Đình Sửa (Thôn Đông An Vĩnh, Lý Sơn), chia sẻ: “Với chiếc điện thoại thông minh thì tôi đã scan các loại giấy tờ hành chính. Tôi thực hiện các thủ tục hành chính quan trọng, các nghĩa vụ tài chính và nộp thuế trên chính dịch vụ công trực tuyến quốc gia rất tiện, tiết kiệm được rất nhiều thời gian”.

Huyện Lý Sơn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đăng ký, sử dụng tài khoản dịch vụ công trực tuyến, những lợi ích của việc nộp hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. Tỷ lệ người dân tham gia, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tăng dần.

Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, chia sẻ giữa các ngành, bộ phận giải quyết thủ tục hành chính một cửa của huyện Lý Sơn nhanh chóng giải quyết, trả kết quả cho người dân đúng hẹn, mang lại sự hài lòng của người dân.

 “Mình thấy Bộ phận Một cửa làm rất nhanh và dễ dàng. Cán bộ hướng dẫn quy trình làm thủ tục hành chính trực tuyến, mình muốn làm thủ tục hành chính thì nó có sẵn hết trên điện thoại rồi nên mình làm rất tiện, khỏi mắc công đi qua đi lại”, Ông Trần Quang Truyền (Thôn Bắc An Bình, Lý Sơn), nói.

Huyện Lý Sơn là chính quyền một cấp, hiện nay phần mềm trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã khắc phục được tình trạng bắt buộc người dân trên đảo khai báo cấp xã nên tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn đã tăng lên. Nếu như khoảng thời gian này năm trước tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến của huyện Lý Sơn là 0% thì từ đầu năm đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 9%. Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/7/2003, huyện Lý Sơn đã nhận được 4.591 hồ sơ, trong đó có 419 hồ sơ nộp trực tuyến, còn lại là nộp trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính. Trong đó hơn 98% hồ sơ được giải quyết trước hạn.

Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, cho biết; hướng tới việc giải quyết hồ sơ là không hẹn. Trong tuần sẽ có ngày và buổi không hẹn người dân có nghĩa là đến thì được làm và giải quyết ngay. Có những việc làm 3 hoặc 4 ngày thì chúng tôi cũng làm trong một buổi và trong vài giờ. Huyện thì không còn cấp xã thì việc người dân lên trực tiếp cũng giải quyết sao nhanh nhất, tạo thuận lợi nhất cho người dân.

Huyện Lý Sơn tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, sử dụng và giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến. Từng bước thay đổi phương pháp nộp hồ sơ trực tiếp truyền thống sang làm hoàn toàn trên môi trường mạng, hướng đến xây dựng chính quyền số tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

27/09/2023

Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau thôn An Hải gồm 35 thành viên, trong đó, Ban Chủ nhiệm gồm 6 thành viên. Ông Trần Văn Tâm, Chi hội Trưởng Hội NCT thôn Đông An Hải làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau liên thôn An Hải là tổ chức xã hội tự nguyện, dựa vào cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ NCT có hoàn cảnh khó khăn và các thành viên cải thiện về kinh tế, sức khỏe, tinh thần, góp phần làm tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT ở địa phương. Đồng thời tạo điều kiện để NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của huyện nhà.

Phát biểu tại lễ ra mắt Câu lạc bộ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lê Văn Ninh, nhấn mạnh; những năm qua cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và Hội người cao tuổi thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của NCT trên địa bàn. NCT trong huyện đã tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, nêu gương trên các lĩnh vực công tác, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên, công tác chăm sóc, phát huy vai trò, trách nhiệm NCT trên địa bàn còn hạn chế nhất định. Vì vậy, việc thành lập, ra mắt Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau liên thôn An Hải là việc làm hết sức cần thiết.

Để Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị Hội NCT tích cực phối hợp với các ban, ngành của huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp ủy, các ngành, cán bộ, hội viên, nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Câu lạc bộ để nâng cao trách nhiệm trong việc chăm sóc, phát huy vai trò NCT trên địa bàn.

Đề nghị Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ và hội viên bám sát tinh thần chỉ đạo của các cấp để có quy chế hoạt động phù hợp với thực tiễn địa phương; xây dựng Quy chế quản lý quỹ phải công khai, minh bạch; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên để đề xuất giải pháp hoạt động phù hợp; tăng cường dọn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, xây dựng nông thôn mới.

Hội NCT huyện và các phòng, ban huyện quan tâm, giúp đỡ Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả; hỗ trợ thành viên Câu lạc bộ vay vốn phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần NCT.

Ban Đại diện NCT huyện cần nghiên cứu nhân rộng mô hình tại thôn An Vĩnh và An Bình khi mô hình điểm hiệu quả để phát huy vai trò, trách nhiệm NCT với sự phát triển chung của huyện đảo.

27/09/2023

Mở đầu cho Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi 2023 là Hội thảo Chuyển đổi số ngành nông nghiệp diễn ra ở huyện Mộ Đức vào sáng 28/9. Chiều 28/9 khai mạc Triển lãm về các sản phẩm, giải pháp công nghệ số và phiên Tham vấn chiến lược chuyển đổi số tại Nhà Văn hoá Lao động tỉnh.

Phiên toàn thể với chủ đề “Dữ liệu số và Liên kết vùng trong chuyển đổi số” khai mạc vào 7h30 ngày 29/9 tại Nhà VHLĐ tỉnh, được livestream trên Fanpage Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi. Chiều 29/9 có 03 phiên Hội thảo với 03 chuyên đề tại Nhà VHLĐ tỉnh: Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, đưa sản phẩm, dịch vụ lên các nền tảng số, thương mại điện tử; Chuyển đổi số trong ngành du lịch, doanh nghiệp du lịch và Nâng cao năng lực số của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân - Hướng tới một quốc gia số toàn diện; trong đó Phiên chuyên đề về Nâng cao năng lực số của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân được truyền trực tuyến đến điểm cầu UBND thành phố và livestream trên Fanpage Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, Fanpage Thành phố Quảng Ngãi.

Sáng 30/9 diễn ra phiên Kết nối song phương giữa các sở, ngành của Quảng Ngãi với các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp công nghệ số về các giải pháp chuyển đổi số. UBND thành phố tổ chức “Mini-tour thành phố Quảng Ngãi” để đại biểu tham quan, khám phá một số điểm du lịch.

Tối 02/10, công diễn, tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip Tổ Công nghệ số cộng đồng tỉnh Quảng Ngãi lần I, năm 2023 tại Nhà VHLĐ tỉnh.

Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi 2023 là dịp để Quảng Ngãi chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế-xã hội, cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư, phát triển chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, du lịch, góp phần thúc đẩy những giải pháp phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại tỉnh Quảng Ngãi.

22/09/2023

Tại buổi đối thoại, lãnh đạo huyện Lý Sơn đã thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua; tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã thông tin về một số chế độ, chính sách, chương trình của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi đối thoại, người dân được xem phóng sự thoát nghèo nhờ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Cũng tại buổi đối thoại, người dân Lý Sơn kiến nghị đến Ban Chỉ đạo quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện chế độ, chính sách cho người nghèo; quan tâm tạo việc làm cho người nghèo ngay tại địa phương, cần có giải pháp để người nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững….

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh và lãnh đạo huyện Lý Sơn đã giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân thuộc thẩm quyền.

Ban Chỉ đạo đề nghị huyện Lý Sơn cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về giảm nghèo đến với nhân dân để người dân nắm được, tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả các chương trình giảm nghèo; mong muốn người nghèo không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của cộng đồng, nhà nước mà biết tận dụng nguồn lực hỗ trợ để làm “bệ đỡ” cho sự phát triển của kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo.

22/09/2023

Theo đó, Ủy ban MTTQ huyện và Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.

Tuyên truyền về Phong trào “Quảng Ngãi chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo”; Kế hoạch “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” nhằm kêu gọi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tăng cường nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và bổ sung nguồn vốn cho Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Tuyên truyền và nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong công tác hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH và Quỹ “Vì người nghèo”.

Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức triển khai hỗ trợ người nghèo và hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Tăng cường vai trò, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đối với các hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH  huyện vận động cán bộ, người lao động trong hệ thống tích cực hưởng ứng, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” nhân dịp Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hằng năm và hỗ trợ Nhân dân khi có thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng xảy ra theo chủ trương vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.

Chỉ đạo nhân viên phụ trách địa bàn hướng dẫn thủ tục mở tài khoản tiếp nhận nguồn thu ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy định.

21/09/2023

Nhng tháng qua, dù đang cao điểm mùa du lịch, nhưng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn vẫn dành thời gian hàng ngày trực tiếp đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền, hướng dẫn người dân về chuyển đổi số.

Ông Lê Đại, một người đảo Bé tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhưng lâu nay ông chưa hề biết đến ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID để theo dõi quá trình tham gia và các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm  y tế.

Được sự hỗ trợ của Tổ Công nghệ số cộng đồng và Bảo hiểm xã hội huyện Lý Sơn, ông Đại nhanh chóng đăng ký và sử dụng ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID. Ngoài ông Đại, gần 150 người dân trên đảo cũng đã cài đặt và sử dụng ứng dụng này.

Việc cài đặt VssID giúp người dân có thể tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng.

Ông Đại, cho biết; sau khi cài đặt ứng dụng VssID, ông có thể dễ dàng tra cứu thông tin, theo dõi quá trình tham gia và thụ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế của mình.

Ông có thể sử dụng ứng dụng VssID khi đi khám chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế giấy, rất tiện lợi và hữu ích, hiện ông đã cài đặt ứng dụng này cho vợ và con để thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính cũng như trong khám, chữa bệnh

Bên cạnh hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số, Tổ Công nghệ số và Bảo hiểm xã hội huyện (đơn vị được UBND huyện Lý Sơn giao hỗ trợ Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Bắc An Bình) còn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng số trong từng lĩnh vực của đời sống.

Với phương châm; đi từng ngõ, gõ từng nhà, cầm tay chỉ việc, Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Bắc An Bình đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trong hỗ trợ người dân chuyển đổi số.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Thôn Bắc An Bình) dù đã lớn tuổi, có những rào cản nhất định, nhưng với cách giải thích gần gũi, chỉ dẫn chi tiết từng bước của các thành viên Tổ Công nghệ số, bà Thúy đã nắm bắt nhanh và dễ dàng thao tác sử dụng tài khoản dịch vụ công để nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến.

Bà Thúy, cho biết; trước đây, mỗi lần thực hiện thủ tục hành chính, bà và người dân phải đón ca nô về đảo Lớn, đi lại nhiều lần. Điều này gây tốn kém chi phí và thời gian. Nhưng giờ đây, khi được hướng dẫn cài đặt sử dụng các ứng dụng số nên bà và nhiều người dân có thể nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến ngay tại nhà mà không cần đến cơ quan hành chính.

“Có điện thoại thông minh và tài khoản dịch vụ công rất tiện cho bà con, mình ở nhà nộp hồ sơ và nhận kết quả và thanh toán phí trực tuyến, đỡ rất nhiều cho bà con, nhấy là những ngày mưa bão đảo bị cô lập”, bà Thúy, nói.

Đảo Bé, hòn ngọc giữa biển về phát triển du lịch. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, Lý Sơn đã giao nhiệm vụ các chi nhánh ngân hàng, đơn vị viễn thông đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, du khách, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch.

Để thực hiện tốt mục tiêu này, Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Bắc An Bình đã tuyên truyền đến các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch phối hợp với các chi nhánh ngân hàng, đơn vị viễn thông tạo mã QR Code thanh toán không dùng tiền mặt và cài đặt các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

 Đến nay, gần 20 hàng quán và hơn 10 phương tiện xe điện đều tạo mã QR thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thuận tiện cho du khách cũng như xây dựng đảo Bé trở thành điểm đến du lịch văn minh, hiện đại.

Chị Nguyễn Thị Thành (Thôn Bắc An Bình) cho hay; đảo Bé, giao thông đi lại khó khăn, lại không có Chi nhánh ngân hàng, ATM, nên việc thanh toán bằng mã QR Code hay thanh toán trực tuyến là cần thiết. Du khách đến đảo tham quan, trải nghiệm không mang tiền mặt thì có thể thanh toán bằng mã QR Code hoặc qua ứng dụng trực tuyến, mình cũng không phải giữ tiền mặt nhiều, rất tiện.

“Người dân đã quen dần với hình thức thanh toán này và du khách cũng đã sử dụng rất nhiều, chúng tôi khuyến khích du khách sử dụng hình thức thanh toán này khi ra đảo”, chị Thành, nói.

Đảo Bé chưa đầy 1km2, nằm tách biệt với đất liền nên mọi giao dịch thủ tục hành chính của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi đảo Bé không còn chính quyền cấp xã. Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Bắc An Bình ra đời trở thành cầu nối giữa chính quyền với người dân trên môi trường số.

Ông Võ Minh Quang, Bí thư Chi bộ thôn Bắc An Bình, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn, cho biết: Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn được thành lập từ cuối tháng 9 năm ngoái gồm 1 Tổ trưởng, 1 Tổ phó và 3 thành viên.

Từ khi thành lập Tổ đã quán triệt đến từng thành viên phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, cầm tay chỉ việc cho từng bà con, hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để bà con nắm có thể nắm bắt nhanh và sử dụng thành thạo các ứng dụng số và ứng dụng vào từng lĩnh vực của đời sống.

“Chúng tôi phát huy sức trẻ của các bạn đoàn viên thanh niên của thôn và cán bộ trẻ của Bảo hiểm xã hội huyện để tuyên truyền, đưa chuyển đổi số đến với người dân. Người dân cũng đã nhận thức được lợi ích của chuyển đổi số và tích cực hưởng ứng”, ông Quang, nhấn mạnh.

Đến nay, đã có 486 người dân cài đặt và kích hoạt sử dụng định danh điện tử; gần 150 người sử dụng Bảo hiểm xã hội số VssID và đóng bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt; nhiều người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến; 100% công dân từ đủ 14 tuổi được cấp CCCD.

Dù còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi, nhưng hàng ngày, hàng giờ, Tổ Công nghệ số cồng đồng thôn Bắc An Bình vẫn tích cực đồng hành cùng người dân thực hiện chuyển đổi số, nhằm mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân nơi đầu sóng, ngọn gió.

21/09/2023

Theo đó, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân địa phương từng bước được nâng cao; ngư dân đã chủ động thông báo trước khi tàu cập, rời cảng cá; ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo quy định; hầu hết ngư dân đã chủ động lắp thiết bị giám sát hành trình. Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và cấp giấy phép khai thác thủy sản thực hiện tốt.

Trung tá Nguyễn Văn Thương- Chính trị viên Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết: Các lực lượng chức năng gồm biên phòng, cảnh sát biển đã tăng cường phối hợp bằng nhiều hình thức tuyên truyền đến từng chủ tàu, ngư dân, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về Luật Thuỷ sản góp phần nâng cao nhận thức, chấm dứt tình trạng khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. “Lực lượng biên phòng đã đến tận nhà ngư dân hoặc trên tàu cá để tuyên truyền cho bà con về tác hại của việc xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép, không được sử dụng ngư cụ cấm, vật liệu nổ để khai thác hải sản . . .

Theo ngư dân Trần Văn Hiền, chủ tàu cá trú ở thôn Tây, An Vĩnh, cho biết, những năm gần đây, ngư dân nhận được sự quan tâm, chăm lo thiết thực của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, địa phương. Trong đó, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, nghiệp đoàn nghề cá là những lực lượng thường xuyên, trực tiếp đồng hành, sát cánh cùng ngư dân, chăm lo đời sống, giúp đỡ vật chất, tinh thần, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân trong suốt hải trình mưu sinh.

Những buổi tuyên truyền về chống khai thác IUU là thiết thực, giúp bà con ngư dân hiểu rõ hơn về các quy định về khai thác, đánh bắt hải sản. Trước đây ngư dân trên địa bàn do chưa hiểu rõ các quy định cũng như chưa ý thức nhiều về các thiệt hại nên đã có các vi phạm. Qua các buổi tiếp xúc, tuyên truyền, nhắc nhở của lực lượng chức năng, những biểu hiện vi phạm của bà con ngư dân Lý Sơn hiện nay giảm rõ rệt.

Hiện phần lớn tàu cá của ngư dân Lý Sơn đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Số còn lại các chủ tàu đã ký cam kết với cơ quan chức năng địa phương, sẽ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trong thời gian tới. Danh sách tàu cá này được thống kê hàng tháng gửi cho các cơ quan, địa phương trong và ngoài tỉnh theo dõi, giám sát và xử lý nghiêm khi các tàu này tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên biển.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đặng Tấn Thành, cho biết: Thực hiện chủ trương chống khai thác IUU, huyện Lý Sơn đã và đang thực hiện rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định. Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.  Thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, tập trung nguồn lực đảm bảo ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

  Năm nào cũng vậy, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, đã phối hợp với địa phương tổ chức chương trình "Cảnh sát biển luôn đồng hành với ngư dân”. Đây được xem như cầu nối của cảnh sát biển và lực lượng chức năng với người dân. Thông qua  các hoạt động này, góp phần đẩy mạnh việc giữ gìn an ninh trật tự trên biển, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, thực hiện cứu nạn, cứu hộ trên biển và khai thác kinh tế biển mang tính bền vững./.

21/09/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 435

Tổng số lượt xem: 3226611