Truy cập nội dung luôn
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LÝ SƠN

Người trẻ ở Lý Sơn kế nghiệp cha ông giữ biển

16/03/2020 22:00    235

Gặp những ngư dân trẻ của các làng chài trên đảo Lý Sơn, họ đều sinh ra trong gia đình nhiều đời làm biển. Với họ, biển là một phần của sự sống và định hình trong họ ý thức bảo vệ biển đảo song hành cùng khát vọng vươn lên làm giàu từ biển.

         Ở tuổi gần 35, ngư dân Bùi Văn Phải, ở thôn Đông xã An Hải được nhiều người biết đến không chỉ là những chủ tàu, thuyền trưởng trẻ, giỏi nghề, can trường với sóng gió mà còn là những ngư dân can trường bảo vệ cờ tổ quốc khi bị Trung Quốc bắn cháy tàu ở ngư trường Hoàng Sa. 20 năm bám biển, ngoài lòng can trường bám biển, bám ngư trường, tài sản duy nhất giúp ngư dân Phải ngày ngày kiếm cơm là chiếc tàu cá vỏ gỗ công suất 600 CV được thuê từ nghiệp đoàn nghề cá.          Tuy chưa có tiền để đóng được con tàu cá cho riêng mình nhưng đối với ngư dân Bùi Văn Phải anh tạm bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Ký ức một tuổi thơ nhọc nhằn bên bờ biển rồi làm thuê trên các tàu cá vẫn in đậm trong tâm trí của ngư dân Phải, trầm ngâm bên li cà phê ngư dân Phải nhớ lại, đầu những năm 2000, hồi đó, ba tôi làm nghề biển. Gia sản cả đời ông chỉ là căn nhà đơn sơ và vài ba tấm lưới với chiếc thúng chai nhỏ. Để nuôi đàn con đang tuổi lớn, ngày ngày ông bươn chải trên sóng biển để thả lưới kiếm vài con tôm cá đem bán để mua gạo. Lúc 5-6 tuổi, tôi đã có nhiệm vụ ra biển phụ ba thu gỡ lưới. Khi vào lớp 5 thì ba tôi chết biển. Hơn 10 tuổi, tôi và mẹ trở thành lao động chính, mỗi ngày lại ra bờ biển, thả câu, kéo lưới đi bạn trên các tàu cá để kiếm tiền nuôi gia đình.          Khi đã quen với nghề đi biển ngư dân Phải xin đi bạn trên các tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân địa phương, lúc đầu chỉ là nấu cơm và làm việc vặt trên tàu, sau học nghề lặn. Chắc nghiệp biển có sẵn nên bước chân vào nghề, chúng tôi thích ứng rất nhanh. Cuộc sống thiếu đói trước đó làm tôi luôn cố gắng.         Sau nhiều năm đi bạn trên các tàu cá, năm 2012, tích góp tiền làm thuê, ngư dân Phải cùng các em của mình vay mượn thêm để mua lại con tàu cũ công suất 90 CV để làm ăn. Đây cũng là thời kỳ rộ lên phong trào đua nhau đóng tàu to, máy lớn để vươn khơi, thỏa ước vọng chinh phục biển gắn với giữ gìn biển đảo quê hương của người trẻ.          Theo ông Nguyễn Quốc Chinh – Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải:  Thời điểm đó, số tàu cá đánh bắt xa bờ được đóng mới tăng cao. Những con tàu này là cả một đời tích góp của những gia đình làm biển. Song, nó lại là dấu mốc sự chuyển giao nghiệp biển, mở đầu công cuộc “vươn ra biển lớn” của những ngư dân trẻ. Ngư dân Bùi Văn Phải cùng hàng chục ngư dân trẻ của địa phương đã trở thành thuyền trưởng, cầm lái những con tàu công suất lớn, vươn khơi, bám biển dài ngày làm ăn.         Ông Chinh chia sẻ: “Cứ sau lễ ra quân đầu mùa mở biển, họ cho tàu dong thẳng lên 16, 17 độ trên ngư trường Hoàng Sa, cuối mùa lại lui xuống 11 độ, 9 độ ở Trường Sa. Chuyện con cá Vàng vi, cá Chàm sống ở ngư trường nào họ đều nắm rõ do vậy hỗ trợ tích cực cho việc làm ăn.        Tuy là lớp ngư dân trẻ, thời gian và kinh nghiệm làm biển chưa nhiều nhưng ngư dân Phải được xem là ngư dân thuộc hàng “đẳng cấp” nhờ thừa hưởng kinh nghiệm sóng nước từ cha, ông và các ngư dân lão luyện nên ngư dân Phải đã thể hiện năng lực, bản lĩnh và quyết tâm làm chủ biển khơi ở một thế hệ thanh niên lớn lên từ làng biển.            Điều khiến không ít người thú vị khi đối diện với vị thuyền trưởng trẻ này là bên cạnh kinh nghiệm học từ thế hệ trước, các anh còn tích lũy vốn kiến thức khoa học để bổ trợ cho nghề. Ngư dân Phải khẳng định: Chính con mắt nhìn luồng lạch, nhìn con nước hay cách nhìn trời, nhìn mặt biển mà đoán thời tiết của ông cha ngày trước dạy mình không chủ quan, nhờ vậy mà tránh được nhiều sự cố trên biển.         Mỗi chuyến biển kéo dài hàng tháng. Có khi, tàu cập bờ với khoang tàu chở nặng tôm cá, cũng có chuyến, ngư trường gặp bão lo chạy tránh gió, rồi bị tàu cá nước ngoài lấn ngư trường, ép đuổi khiến anh và các bạn thuyền của mình khó chuyên tâm đánh bắt. Chi phí một chuyến biển bây giờ đã hơn 250 triệu đồng.         Với vẻ mặt không giấu niềm kiêu hãnh, ngư dân Phải cho biết: Chúng tôi vốn sinh ra từ biển. Cha ông chúng tôi đã bám biển sinh tồn, tạo dựng nghề nghiệp. Biển cũng đã cho gia đình tôi và hàng trăm bà con ngư dân khác có được cuộc sống hôm nay. Vì thế, chúng tôi ra biển không chỉ để làm ăn, làm giàu cho mình mà còn là trách nhiệm, là chuyện kế nghiệp cha ông. Phải giữ biển cho đời con, đời cháu mình nữa và phải có trách nhiệm giữ gìn biển đảo của Tổ quốc thân yêu./. Anh Thư
Đến tháng 11/2019
tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết
 
92.48 %
hồ sơ đúng hạn
 
(tự động cập nhật vào lúc
10:48:25, 14/11/2019)
Đến tháng 11/2019
đã trao đổi
 
380,706
văn bản qua mạng
giữa 617 đơn vị
 
(tự động cập nhật vào lúc
14/11/2019, 01:08:31)

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2054

Tổng số lượt xem: 3889755

Bản quyền © 2014 thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn | Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: CHÁNH VĂN PHÒNG HUYỆN LÝ SƠN

Điện thoại: 0255. 3867 224; 0255.3867222 - Fax: 055. 3867 676 ; Email: lyson@quangngai.gov.vn

Địa chỉ: Thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi' hoặc 'www.lyson.quangngai.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.